Hướng dẫn cách chữa bệnh bò bị tụ huyết trùng hiệu quả
Để nắm được cách chữa bệnh bò bị tụ huyết trùng, người nuôi cần hiểu được nguyên nhân cũng như các triệu chứng chi tiết. Vậy để tìm hiểu cụ thể, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Một trong những cách chữa bệnh bò bị tụ huyết trùng chính là xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia, vi khuẩn tụ huyết trùng chính là tác nhân gây ra bệnh có tên tương tự ở bò. Khi vi khuẩn này đi sâu vào cơ thể, thậm chí đi vào máu sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng máu và bò mắc bệnh nặng sẽ gọi là bại xuất huyết ở bò.
Vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng thường có sẵn trong môi trường đất và rất dễ phát tán vào mùa mưa do nước mưa đem theo vi khuẩn dính vào rơm cỏ. Và đây cũng chính là nguồn thức ăn cho bò hoặc có thể trôi vào nguồn nước làm cho bò mắc phải khi ăn uống các thức ăn có chứa mầm bệnh. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn tồn tại kí sinh ở niêm mạc mũi, hầu và tuyến hạnh nhân của bò mắc bệnh.
Tụ huyết trùng còn có đặc điểm lây lan trực tiếp từ bò bị bệnh sang những con khỏe mạnh thông qua nước bọt dính vào cơ thể khi tiếp xúc trong cùng chuồng nuôi, dính vào thức ăn, nước uống chung.
Đôi khi căn bệnh còn lây lan bởi những vật trung gian truyền bệnh như: côn trùng, chó mèo, chuột… thông qua các vết cắn, vết đốt hoặc vết thương hở ngoài da của bò. Nếu đàn bò đã từng mắc bệnh tụ huyết trùng và được chữa khỏi thì trong đó vẫn còn gần 1 nửa số vật nuôi vẫn mang vi khuẩn tụ huyết trùng trong cơ thể.
Vi khuẩn tụ huyết trùng được xác định có thể tồn tại trong đất ẩm và thiếu ánh sáng, trong đầm lầy hoặc trong các ao tù nước đọng hoặc trong chuồng trại khá lâu từ 1 -3 tháng.
Triệu chứng bò bị tụ huyết trùng
Cách chữa bệnh bò bị tụ huyết trùng hiệu quả hơn cả chính là xác định cấp độ triệu chứng của bệnh để có phác đồ phù hợp, cụ thể các dấu hiệu bệnh theo thể sau:
- Thể ác tính: Bò mắc bệnh có biểu hiện ở thể ác tính sẽ có biểu hiện như sốt cao, toàn thân run rẩy, biểu hiện thần kinh như hung dữ, điên cuồng. Xuất hiện hành động đầu đầu vào tường và tử vong rất nhanh sau 24 tiếng và rất ít triệu chứng lâm sàng
- Thể cấp tính: Thông thường, đa phần khi bò mắc tụ huyết trùng đều có triệu chứng ở thể này. Thời gian ủ bệnh thể này kéo dài từ 1 -3 ngày, không có biểu hiện nhai lại, cơ thể mệt mỏi ủ rũ, sốt cao 40 -41 độ, chảy nước mắt nước mũi liên tục, niêm mạc dưới mắt, mũi, miệng và dưới da có xuất hiện máu tụ màu đỏ sẫm hoặc tối xám.
Cùng với đó có tình trạng yết hầu và hạch lâm ba sưng khiến vật nuôi thở khó và phải lè lưỡi. Bò có biểu hiện di chuyển khó khăn.
- Thể mãn tính: Nếu bò mắc tụ huyết trùng không chết sau khi có những biểu hiện ở thể cấp tính sẽ chuyển sang thể mãn tính: Thể này sẽ khiến bò bị viêm đường ruột với tình trạng ỉa chảy hoặc táo bón; khớp bị viêm dẫn đến di chuyển khó khăn và tập tễnh.
Ngoài ra, bò còn có các biểu hiện như: viêm phế quản, viêm phổi mãn tính làm ho kéo dài. Vài tuần sau trâu bò có thể khỏi bệnh, nhưng cơ thể suy kiệt và gầy rộc
Cách chữa bệnh bò bị tụ huyết trùng
Theo các chuyên gia, bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp và cấp tính nên cần phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời mới có kết quả cao.
Dùng kháng sinh để điều trị bệnh
Cách chữa bệnh bò bị tụ huyết trùng phổ biến và được được đánh giá cao chính là dùng 1-2 loại kháng sinh sau đây: Vemedim Streptomycin, Vemedim AMPICOL, Vemedim OTC FLUXIN, Vemedim Amogen,…
Liều lượng và cách dùng cần theo hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất.
Sử dụng trợ sức
Để cách chữa bệnh bò bị tụ huyết trùng nhanh và hiệu quả hơn thì ngoài việc dùng kháng sinh cần tiêm cho con vật các thuốc trợ tim, trợ sức như: Cafein, Anagin C và Vitamin B1, Vitamin C.
Trong những trường hợp cần thiết, người nuôi còn có thể truyền dịch.
Tăng cường chú ý chăm sóc nuôi dưỡng để bò nhanh bình phục.
Phòng tránh bệnh bò bị tụ huyết trùng
Ngoài việc tìm hiểu cách chữa bệnh bò bị tụ huyết trùng thì điều quan trọng hơn cả chính là phương án phòng tránh.
- Theo đó, điều quan trọng là cần tiêm vaccin tụ huyết trùng phòng bệnh cho gia súc 2 lần/năm vào vụ đông - xuân và hè - thu.
- Cùng với đó là thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ tẩy uế, tiêu độc khử trùng. Ở bãi chăn thả và quanh khu vực chuồng nuôi cần phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thoát nước ở chỗ có vũng nước tù để hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh trong tự nhiên.
- Chú ý tăng cường sức đề kháng cho con vật thông qua việc vệ sinh thức ăn, nước uống
- Tách bò bị bệnh ra khỏi đàn ngay khi phát hiện, tránh làm lây lan, tuyệt đối không vận chuyển, giết thịt bò khi mắc bệnh
- Bãi chăn thả cần được vệ sinh, chuồng trại tẩy uế triệt để nhằm tiêu diệt mầm bệnh.
Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh bò bị tụ huyết trùng. Hy vọng, bạn đọc đã có được những kiến thức bổ ích trong quá trình chăn nuôi bò qua bài viết này.