Thông tin kĩ thuật - DẤU HIỆU CHÓ BỊ SÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
DẤU HIỆU CHÓ BỊ SÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Dấu hiệu chó mèo bị sán và cách điều trị

Chó mèo rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán. Có thể không có biểu hiện bên ngoài rõ ràng. Tuy nhiên, đến giai đoạn nghiêm trọng các dấu hiệu chó mèo bị sán thường xuất hiện như: nôn ra giun sán, phình to bụng, bỏ ăn,...Bài viết dưới đây của Vemedim sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn có phương pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân chó mèo bị sán

Những loại ký sinh trùng sống trong dạ dày thường lây truyền khi một con vật ăn phải ấu trùng truyền bệnh đang trú ngụ trong vật chủ trung gian như nhộng, bọ cánh cứng, gián và dế. Sán cũng có thể lây truyền qua phân của vật chủ vận chuyển như chim, động vật gặm nhấm (chuột), ếch, rắn,...

Trứng của giun nằm trong bãi cỏ, nơi thú cưng thường đi vệ sinh, chơi đùa và dính vào chân, hậu môn rồi xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, nguyên nhân khiến thú cưng của bạn bị sán là do nhiễm giun từ mẹ thông qua phân hoặc trong khi bú.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chó mèo bị sán

Một số dấu hiệu chó mèo bị sán

Các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng để nhận biết. Vì vậy, bệnh thường bị bỏ qua và có diễn biến trầm trọng dần. Tổng hợp các dấu hiệu chó mèo bị sán điển hình như:

- Chó mèo bị nhiễm giun sán đường ruột, đặc biệt là giun đũa và sán dây, có thể nôn thường xuyên

- Bụng phình căng, tròn đầy, phần còn lại của cơ thể khá còi cọc

- Bỏ ăn hoặc ăn ít

- Giun sán có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột, gây tiêu chảy hoặc táo bón, cơ thể mất nước nghiêm trọng

- Chó mèo đi ngoài ra máu, phân có màu tối

- Có hội chứng thần kinh rối loạn như: cáu kỉnh, buồn bã, mệt mỏi, nằm lì 1 chỗ

- Gầy ốm, sụt cân nhanh, suy dinh dưỡng

- Một vài loại giun có thể khiến chó mèo bị mất máu như giun móc, giun tóc. Vì vậy, bạn có thể kiểm tra nướu của thú cưng. Nếu nướu có màu nhợt nhạt, chó mèo nhà bạn có thể có đã bị sán

- Ký sinh trùng được ruột thường hút hết chất dinh dưỡng của chó mèo, ảnh hưởng đến độ sáng của màu lông. Lông trở nên rối, bết dính và xỉn màu là dấu hiệu chó mèo bị sán.

Nhận biết dấu hiệu chó mèo bị sán để kịp thời chữa trị

Cách điều trị khi chó mèo bị giun sán

Nếu phát hiện chó mèo có những biểu hiện bất thường như trên, bạn hãy áp dụng những cách điều trị dưới đây ngay lập tức.

Mang chó, mèo đến phòng khám thú y

Nếu nghi ngờ chó mèo bị nhiễm giun sán đường ruột, bạn cần liên hệ ngay bác sĩ thú y để chẩn đoán chính xác và kê đơn điều trị kịp thời. Nếu không may là thú cưng của bạn bị nhiễm giun sán, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị và có kế hoạch theo dõi khám lại cho chúng. Ngoài ra, bác sĩ tiến hành xét nghiệm phân nhiều lần sau điều trị để đảm bảo rằng giun sán được diệt tận gốc.

Bác sĩ thú y sẽ giúp bạn xét nghiệm chính xác loại sán mà thú cưng bị nhiễm

Tẩy giun cho chó mèo

Không phải ở đâu phòng khám thú y cũng phổ biến và thông thường chi phí cũng khá đắt đỏ. Vì thế mà, bạn có thể tham khảo cách tẩy giun cho chó mèo tại nhà. Tẩy giun cho thú cưng đúng cách là bạn nên có sự hỗ trợ của 1 - 2 người, sau đó bóp miệng, ngửa cổ ra rồi đưa thuốc vào miệng nó. Đồng thời vuốt cổ để thuốc trôi dễ dàng xuống bụng.

Nếu thú cưng của bạn ngoan ngoãn và hợp tác trong việc ăn uống thì có thể trộn chung thuốc với thức ăn và cho chó mèo ăn uống như bình thường. Dù dùng cách gì thì bạn cũng nên lưu ý tẩy giun sau bữa ăn 2 đến 3 tiếng để dạ dày chúng có thời gian tiêu hóa hết thức ăn, thuốc giun sẽ ngấm nhanh và mang lại hiệu quả cao hơn.

Vime-deworm thành phần chính từ praziquantel, pyrantel, febantel có tác dụng phòng và điều trị giun tròn và sán dây trên chó và mèo. Sản phẩm mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 1 liều duy nhất. Thuốc có thể cho uống trực tiếp hoặc trộn cùng thức ăn mà không cần phải cho thú cưng nhịn đói trước và sau uống thuốc.

 Vime-deworm - Thuốc tẩy giun sán chó, mèo hiệu quả

Làm gì để ngăn ngừa giun sán cho chó mèo

Để phòng ngừa chó mèo bị sán, bạn nên:

- Đưa chó mèo đi khám thường xuyên để chắc chắn chúng được điều trị trước khi tình trạng nặng thêm.

- Hạn chế cho thú cưng đi tới những khu vực có vật chủ trung gian

- Tiêu diệt và ngăn chặn côn trùng xâm nhập vào nhà. Những sinh vật này không những truyền nhiễm giun sán mà còn truyền rận cho thú nuôi nhà bạn.

- Cho chó mèo ăn uống trong nhà và thu dọn thức ăn thừa sau khi ăn xong. Những thực phẩm để ngoài trời rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, mang mầm giun sán và ký sinh trùng nguy hiểm.

- Thực hiện tẩy giun định kỳ cho thú cưng để làm giảm nguy cơ bị nhiễm giun sán cũng như phòng chống các bệnh đường ruột.

Hãy bảo vệ chó mèo nhà bạn bằng cách tẩy giun sán định kỳ

Lời kết

Với những thông tin chi tiết về dấu hiệu chó mèo bị sán mà Vemedim đã chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về việc phòng tránh giun sán cho thú cưng tại nhà. Nếu quý khách có nhu cầu mua bất kỳ loại thuốc đặc trị, vitamin hay thức ăn cho thú nuôi nhà mình, hãy liên hệ ngay với Vemedim qua số điện thoại (+84) 293 394 9269.

Vietnamese