Thông tin kĩ thuật - BÁO ĐỘNG: BỆNH TPD ĐE DỌA NGUỒN CUNG TÔM Ở THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ VIỆT NAM NÓI RIÊNG
BÁO ĐỘNG: BỆNH TPD ĐE DỌA NGUỒN CUNG TÔM Ở THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ VIỆT NAM NÓI RIÊNG

 

 

NHỮNG THÔNG TIN BƯỚC ĐẦU VỀ BỆNH TPD

  • Bệnh TPD còn gọi là bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (Translucent Post-Larva Disease) - Một bệnh mới xuất hiện ở tôm nuôi và được phát hiện lần đầu tiên tại các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Trung Quốc vào khoảng từ tháng 3/2020.
  • Tại Việt Nam, bệnh TPD xuất hiện ở các trại giống Miền Trung vào giữa tháng 4/2023 và xuất hiện ở một số trại giống và trại nuôi tôm thịt khu vực  Miền Tây đầu tháng 9/2023.
  • Đây là bệnh mới lây lan nhanh, tỷ lệ chết rất cao lên đến 100% ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành tôm Việt Nam.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

  • Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được xác định là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh TPD ở tôm. Loài Vibrio parahaemolyticus này lại khác với loài Vibrio parahaemolyticus gây tử vong gan tụy cấp đã được công bố trước đó.
  • Khuẩn lạc vi khuẩn gây TPD có màu tím nhạt trên môi trường ChromAgar Vibrio và màu xanh trên TCBS Agar.
Description: C:\Users\User1\Downloads\5f790c59-551a-4792-b608-99c6f90593c1.jpg

 

ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN

  • Lây truyền giữa các con tôm trong ao, lây qua đường tiêu hóa, môi trường nước nuôi.

GIAI ĐOẠN XUẤT HIỆN BỆNH

  • Bệnh gây ra tỷ lệ chết cao trên tôm giống đặc biệt là từ PL4 đến PL8.
  • Tôm chết 80-100% sau 72 giờ phát hiện cá thể bệnh đầu tiên, thường xảy ra vào thời điểm 2-5 giờ sáng. Ở ao nuôi bệnh thường xuất hiện từ 04-12 ngày đầu sau khi thả PL12.

BIỂU HIỆN BỆNH

Tôm nhiễm bệnh có các dấu hiệu:

  • Dạ dày và ruột rỗng
  • Gan tụy mờ nhạt chuyển dần sang màu trắng hoặc không màu
  • Cơ thể trong suốt và mờ đi do đó bệnh này được gọi là “ấu trùng thủy tinh hay ấu trùng trong suốt”
Description: C:\Users\User1\Downloads\9e6af1d7-378c-4fb1-8f0f-e40b1d6595d3.jpg

PHÒNG BỆNH LÀ BIỆN PHÁP CHÍNH

Chọn con giống sạch bệnh

Description: C:\Users\User1\Downloads\fff60a24-55b6-4f63-b114-b59cf2897163.jpg

Kiểm tra tôm giống trước khi thả: Test RT-PCR (IMNV, YHV, GAV, WSSV, MBV, AHPND, EHP, Taura); Kiểm tra Vibrio trên tôm và tổng số Vibrio sp trong nước trước khi thả giống. Đảm bảo giống và nước sạch khuẩn.

Thu mẫu tôm xét nghiệm và làm kháng sinh đồ.

Xử lý môi trường ao nuôi sạch khuẩn trước khi thả tôm.

Khi thả tôm nên bỏ nước trong bọc giống.

Description: C:\Users\User1\Downloads\fff60a24-55b6-4f63-b114-b59cf2897163 (1).jpg
Description: C:\Users\User1\Downloads\382a8b20-46eb-48e9-a70e-c38029d936c9.jpg

Gây màu nước tốt trước khi thả, đảm bảo pH, độ kiềm, các yếu tố môi trường ổn định

+ Sử dụng Vime-Silic 1kg/5.000-6.000m3 nước hoặc

Probio E.M: 5 lít EM2/1.000mnước sử dụng liên tục 2 ngày trước khi thả tôm

Description: C:\Users\User1\Downloads\382a8b20-46eb-48e9-a70e-c38029d936c9 (1).jpg

Cách thả giống để phòng các bệnh trên tôm đặc biệt là bệnh TPD:

  • Bước 1: Giống khi mang về đến khu nuôi: mở nắp thùng mướp ra sau đó cho vào bể 1m3 nước.
  • Bước 2: Pha 5ml Vime-Iodine với 20 lít nước sạch phun lên bên ngoài bọc có chứa giống.
  • Bước 3: Chuẩn bị thùng chứa khoảng 80-100 lít nước ao nước đã xử lý, pha kháng sinh đã nhạy vào mùa trước (hoặc Vime FDP 10-20ml/ 80-100 lít), có sục khí.
  • Bước 4: Dùng dao rọc bọc đổ nước chứa tôm giống qua vợt lưới để loại bỏ nước trong bọc.
  • Bước 5: Lấy vợt đã có tôm giống nhúng qua thùng thứ 03, nhúng vào cho thấm hết tôm giống rồi thả xuống ao nuôi.

* Đối với những vùng nuôi có nguy cơ cao hay đang xảy ra dich bệnh  sau khi thả tôm giống khoảng 30 phút  để phòng bệnh hiêu quả có thể tạt Vime Fenfish 2000 1 lít/1.000m3 nước, cách 2-4 ngày sau tạt thêm 1 lần nữa.

-Thay nước ít để hạn chế tôm lột.

-Cho ăn thức ăn giàu chất lượng (tạo giọt dầu trong gan : photpholipid)

+Sáng: Hổ trợ gan, tụy ; trộn sản phẩm Hepan Tonic 5g/kg thức ăn.

+Trưa: Ức chế vi khuẩn gây bệnh đường ruột: Herbal Pro 5ml/kg thức ăn

+ Trưa-Chiều: Bổ sung khoáng chất, vitamin và acid amin thiết yếu: Vimekat 5ml/kg thức ăn.

+Chiều: Bổ sung nen vi sinh đường ruột: Lactozyme 5g/kg thức ăn.

-Cho ăn ít 80% nhu cầu tôm ương.

-Giữ kiềm cao ở giai đoạn tôm ương  >160 ppm, pH: 8,0-8,2

Description: C:\Users\User1\Downloads\fd85824b-cfe1-4b64-ae91-632e904cbaef.jpg

*Người nuôi cần lưu ý 3 chỉ tiêu pH, nhiệt độ và độ mặn: đây là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho TPD xuất hiện đặc biệt khi ao rớt tảo, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch quá lớn, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc những vùng nuôi có độ mặn từ 8-17‰ là điều kiện thuận lợi cho TPD phát triển.

 

CÁCH XỬ LÝ KHI XẢY RA BỆNH TPD

CÁCH 1

Theo dõi các hoạt động của tôm từ ngay sau khi thả nuôi: dùng vợt vớt tôm lên quan sát nếu thấy có dấu hiệu dạ dày và ruột rỗng, gan tụy mờ nhạt chuyển dần sang màu trắng hoặc không màu làm tôm trở nên trong suốt hoặc mờ đi thì tiến hành các biện pháp sau:

  • Tạt kháng sinh và ao hoặc bể ương trước khi thu mẫu làm kháng sinh đồ.(Ưu tiên những loại kháng sinh nhạy của vụ nuôi trước): Vime-Fenfish 2000 hoặc Vime FDP tạt xuống ao liều 1 lít /500-600m3 nước.

*Lưu ý: Tôm giống khi vớt lên quan sát, kiểm tra thì sẽ bỏ luôn, không nên thả lại ao nuôi hay vèo ương. 

  • Giữ ổn định môi trường ao nuôi hạn chế tối đa việc gây sốc cho tôm.
  • Trộn kháng sinh, sản phẩm hỗ trợ gan thận, bảo vệ đường ruột tôm:

-Sáng: hỗ trợ gan, tụy Hepan tonic 10g/kg thức ăn.

-Trưa: + 5ml Vime FDP/ 1kg thức ăn hoặc

  + 5ml (Vimenro 200 hoặc Vime-Fenfish 2000) + 5ml Forfish.

- Trưa-Chiều: Ức chế vi khuẩn gây bệnh đường ruột: Herbal Pro 10ml/kg thức ăn

- Chiều: + 5ml Vime FDP/ 1kg thức ăn hoặc

   + 5ml (Vimenro 200 hoặc Vime-Fenfish 2000) + 5ml Forfish.

CÁCH 2

  • Diệt khuẩn nước bằng Vimekon 1kg/500-600m3 nước, liên tục 3 ngày, xử lý nước lúc 7 giờ tối.
  • Tăng cường enzyme tiêu hóa, vitamin, khoáng, tăng sức đề kháng trộn vào thức ăn, sử dụng:

- Sáng: Hỗ trợ gan, tụy Hepan Tonic 10g/kg thức ăn

- Trưa: Ức chế vi khuẩn gây bệnh đường ruột: Herbal Pro 10ml/kg thức ăn

- Trưa-Chiều: Vime-Glucan 10g/kg thức ăn.

- Chiều: Men vi sinh đường ruột: Betazyme 10g/kg thức ăn.

Tăng cường mật độ tảo: Probio E.M 5 lít EM2/1.000m3 nước liên tục 3-5 ngày vào lúc 8-9 giờ sáng.

¨ Chú ý: Vi khuẩn gây bệnh TPD chứa độc tố rất cao nên tôm nhiễm bệnh chuyển xấu rất nhanh. Do đó người nuôi cần chú trọng việc phòng bệnh từ giống và nước.

Tài liệu nội bộ thuộc sở hữu của Vemedim Corporation

Vietnamese