Thông tin kĩ thuật - BỆNH LỞ LOÉT, XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ KÈO (Pseudapocryptes lanceolatus)
BỆNH LỞ LOÉT, XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ KÈO (Pseudapocryptes lanceolatus)

 

TÁC NHÂN VÀ DẤU HIỆU BỆNH LÝ

Tác nhân gây bệnh

      Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Cần Thơ thì bệnh lở loét, xuất huyết trên cá kèo là vi khuẩn Streptococcus dysgalactiae (Nguyễn Thu Dung & Đặng Thị Hoàng Oanh, 2015)

Dấu hiệu bệnh 

     Cá bị bệnh bơi lội chậm chạp, tập trung nhiều ở mé ao, bỏ ăn, kém phản ứng với tiếng động. 

  • Dấu hiệu bên ngoài là cá có màu sắc tái nhợt, xuất huyết ở nhiều vùng trên thân như bụng, nắp mang và các tia vi. 
  • Dấu hiệu bên trong bao gồm xoang bụng chứa đầy dịch nhờn, gan có màu tái nhạt, xuất huyết, tụy tạng sưng to hoặc teo nhỏ và xuất huyết, thận bị xuất huyết và nhũn, mật sưng to. Giai đoạn cá bị nhiễm bệnh nhiều là khoảng 2 tháng tuổi.

BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN

      Bệnh do vi khuẩn thường xảy ra trong điều kiện môi trường nước bị dơ bẩn tạo điều kiện cho ký sinh trùng và vi khuẩn cơ hội phát triển. Khi cá bị nhiễm ký sinh trùng, chúng gây ra các vết thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cho cá. Vì vậy, để phòng bệnh do vi khuẩn:

  • Đầu tiên cần tiến hành thay nước, thay 20-30% lượng nước ao mỗi lần cho đến khi chất lượng môi trường nước được cải thiện. 
  • Kế đến, loại bỏ ký sinh trùng và vi khuẩn (làm giảm mật độ ký sinh trùng và vi khuẩn) bằng cách khử trùng nước với các sản phẩm như Vime-Protex (Glutaraldehyde & BKC) hay Protectol (Glutaraldehyde) với liều lượng 1 lít/5000-6000mhoặc Vimekon (Kali monopersulfate) với liều lượng 1 lít/3000-4000m3.

      Khi cá bị nhiễm ký sinh trùng, tắm cá bằng một số loại hóa chất như Vime-Protex (Glutaraldehyde & BKC) hay Protectol (Glutaraldehyde) với liều lượng 1 lít/2500-3000mhoặc Vimekon (Kali monopersulfate) với liều lượng 1 lít/2000-2500m3.

      Cho cá ăn thuốc tăng cường sức đề kháng và chữa lành vết thương như Sorpherol (vitamin tổng hợp). 

      Cho cá ăn một số loại kháng sinh (trộn vào thức ăn) như Vime Fenfish hoặc Flor Extra (Florfenicol), Doxy 20% (Doxycyline), Vime FDP (Florfenicol + Doxycyline), OTC 5000 (Oxytetracycline)… Liều lượng thuốc cho cá ăn theo chỉ dẫn trên bao bì. Lưu ý, cho cá ăn đủ 5-7 ngày liên tục để tránh hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh (lờn thuốc).

Lưu ý: 

      Kết quả nghiên cứu gần đây của Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ (Nguyễn Thu Dung & Đặng Thị Hoàng Oanh, 201) cho thấy:

  • Thuốc Florfenicol có độ nhạy 100% (chưa bị lờn thuốc)
  • Các loại thuốc doxycycline, cefazoline và tetracycline có độ nhạy 90% đối với vi khuẩn Streptococcus phân lập được trên cá kèo ở vùng Sóc Trăng và Bạc Liêu.
  • Ampicillin và trimethoprim - sulfamethoxazole đều có số chủng nhạy chiếm tỷ lệ 80% và số chủng kháng là 20%.
  • Đối với neomycin và norfloxacin thì tỷ lệ nhạy hai loại thuốc đều chiếm 70% và 20% kháng, neomycin cho tỷ lệ kháng 30%. 
  • Gentamicin cho tỷ lệ nhạy là 50%, tỷ lệ kháng là 40%. 

      Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng và điều trị mà Vemedim chia sẻ, mong rằng người chăn nuôi có thể giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do bệnh lở loét và xuất huyết trên cá kèo gây ra.

 

Trung tâm R&D Vemedim Corporation

Tài liệu nội bộ thuộc sở hữu của Vemedim Corporation

Vietnamese