Thông tin kĩ thuật - BỆNH NGOẠI KHOA Ở CHÓ
BỆNH NGOẠI KHOA Ở CHÓ

Thông thường khi tác động lên chó trong thời gian dài thì nên gây ngủ cho chó để dễ thao tác, tránh tai biến cho chó (chó gây khó khăn trong thao tác gây chảy máu nhiều, không chính xác,…) cũng như cho người bác sĩ thú y (chó cắn). Ngoài ra, khi có vết thương thì phải chú ý việc chống nhiễm trùng để giúp cho ca giải phẫu thành công.

Một số thuốc có thể sử dụng trong điều trị ngoại khoa như sau:

1. Thuốc gây ngủ:

- Tiền mê: Atropin: 1 ml/5 kg thể trọng, tiêm dưới da

- Kết hợp Vitamin K : 1 ml/5 kg thể trọng, tiêm dưới da

- Thuốc ngủ : Prozyl : 1 ml/4-5 kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tiêm mạch

2. Thuốc kháng sinh: Tránh nhiễm trùng vết thương có thể áp dụng một số cách kết hợp sau :

- Amoxy 15 % LA : 1 ml/7 kg thể trọng

- Lincoseptryl : 1 ml/5 kg thể trọng

- Cefotaxim : 1 g/20-25 kg thể trọng

- Vimefloro FDP: 1 ml/5 kg thể trọng kết hợp Septryl 240 : 1 ml/10 kg thể trọng.

3. Thuốc bổ sung: Tuỳ mức độ can thiệp để cấp thuốc :

- Thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ nhiệt: Ketovet : 1 ml/ 16 kg thể trọng.

- Nếu có sưng thay thế bằng Diclofen : 1 ml/10 kg thể trọng.

- Thuốc tê: Lindocain (gây tê tại chỗ, gây tê dưới màng cứng).

- Tiêu viêm : a Chymosin fort : 1 ml/20 kg thể trọng.

4. Thuốc bổ:

- Vitamin C 1000 : 1 ml/5 kg thể trọng

- Vime - Canlamin ; 1 ml/5 kg thể trọng

- Kat-Taurin : 1 ml/5 kg thể trọng

5. Truyền dịch: Tùy vào tình hình sức khỏe con vật, tùy mức độ can thiệp. Các can thiệp sâu (giải phẫu tuyến vú, giải phẫu bắt con, khối u to, mất máu nhiều,…) nên bắt mạch, truyền chậm để vừa cấp thuốc (thuốc ngủ, kháng sinh mạch, thuốc bồi dưỡng,…) vừa để giữ mạch, nếu có tai biến (chó quá yếu, truỵ mạch, mất mạch, hạ nhiệt,…) sẽ dễ can thiệp.

Vietnamese