Tôm bị bệnh gan, căn bệnh gây ra nỗi lo lắng “mất ăn mất ngủ” đối với những người nuôi trồng thủy sản. Bởi nhiều lý do cho rằng loại bệnh này ở tôm sẽ “vô phương cứu chữa”. Cùng Vemedim tìm hiểu rõ hơn về bệnh gan trên tôm nhé.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH HOẠI TỬ GAN Ở TÔM
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) vô cùng nguy hiểm dẫn đến tình trạng tôm bị chết sớm (EMS). Căn bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây nên và theo khách quan bị ảnh hưởng bởi việc quản lý và kiểm soát môi trường ao nuôi tôm.
Khi môi trường ao nuôi tôm bị ô nhiễm, các yêu cầu trong chăn nuôi không được đáp ứng đủ như lượng oxy hòa tan thấp, đáy ao có phèn, sử dụng hóa chất trong ao nuôi, dịch bệnh, màu nước không ổn định càng khiến chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tôm sẽ chết sớm khi vi khuẩn phát triển trong điều kiện môi trường ao nuôi xấu từ 6-10 ngày thả nuôi trong ao.
NGUYÊN NHÂN DẪN VIỆC TÔM BỊ BỆNH GAN
Hội chứng tôm chết sớm (EMS) do một chủng duy nhất của một loại vi khuẩn mang tên Vibrio parahaemolyticus gây nên. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có chứa độc tố rất mạnh, chúng ký sinh trong đường ruột của tôm khi được truyền miệng. Sau đó phá hủy tầng lớp mô bởi độc tố tiết ra khiến tôm bị rối loạn chức năng gan và ảnh hưởng cơ quan tiêu hóa.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác gây nên tôm bị bệnh gan, chủ yếu là tác động con người. Trong đất, nước còn dư tồn hóa chất độc hại diệt giáp xác như Deltamethrin, Cypermethrin ảnh hưởng đến gan tôm. Đặc biệt tôm có thể chết ngay lập tức nếu hàm lượng Cypermethrin đến 0,005ppm.
Môi trường ao xấu, đáy ao cũ, thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, tôm bị stress, tôm phát sáng cũng là nguyên nhân gây bệnh gan ở tôm.
Các giai đoạn của hội chứng hoại tử:
- Giai đoạn 1: Nếu tôm chết dưới 30 ngày tuổi, lý do có thể do giống tôm kém chất lượng. Khả năng cao từ trại giống, tôm đã bị nhiễm bệnh. Hoặc ao không được cải tạo tốt dẫn tới lây nhiễm từ vật chủ trung gian.
- Giai đoạn 2: Tôm chết từ 31-60 ngày tuổi do nhiễm bệnh gan. Nguyên nhân chủ yếu vì ao tồn đọng nhiều thức ăn, rác thải, quản lý kém khiến tăng mật độ vi khuẩn Vibrio sp.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI TÔM NHIỄM BỆNH GAN
Tôm thẻ chân trắng và tôm sú là hai đối tượng thường mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Tôm bị bệnh gan có thể mắc ở mọi độ tuổi khác nhau, xong ở giai đoạn tôm từ 10 - 45 ngày sau khi thả giống là chủ yếu.
THỜI ĐIỂM DỊCH BỆNH XUẤT HIỆN
Dịch bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm. Tuy nhiên vào tháng 3-8 là khoảng thời gian bùng phát lâu nhất.
VÙNG BỆNH XUẤT HIỆN
Trên phạm vi cả nước, những vùng nuôi tôm tập trung đều có khả năng xảy ra bệnh này.
PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN
Trong cùng một ao nuôi, một con tôm khỏe mạnh có thể bị nhiễm bệnh bởi một con tôm có mầm mống trong cơ thể. Đặc biệt, toàn bộ tôm trong ao có thể bị mắc bệnh tùy thuộc vào yếu tố môi trường ao nuôi ô nhiễm.
Tác hại của bệnh hoại tử gan tụy cấp tính gây tỷ lệ tôm bị chết cao đạt tới 90% chỉ từ 3-5 ngày phát bệnh.
TRIỆU CHỨNG TÔM NHIỄM BỆNH GAN
Có thể nhận biết rõ các triệu chứng lâm sàng của tôm bị nhiễm bệnh hoại tử gan như: chậm lớn, lờ đờ,gan tụy bị teo, ruột không có thức ăn, màu sắc nhợt nhạt và xuất hiện vệt màu đen.
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH GAN HOẠI TỬ CẤP TÍNH
Người nông dân có thể phòng và trị bệnh theo cách sau:
1. Chọn giống tôm chất lượng, không bị mắc các bệnh và đầu vụ cần cải tạo tốt:
Kiểm tra sức khỏe tôm thường xuyên bằng cách chày tôm, thăm nhá,...Đồng thời chú ý đến chất lượng nước ao nuôi, dùng đĩa Chrom Aga để kiểm tra định kỳ mật độ vi khuẩn Vibrio.
2. Cải thiện môi trường ao nuôi:
- Sử dụng BKC 80% với liều: Pha loãng thuốc với lượng nước gấp 50 lần tạt đều xuống ao.
- Xử lý nước trong ao lắng, khử trùng ao trước khi thả nuôi: 1 lít /800m3 nước, 3 ngày trước khi thả giống.
- Sát trùng định kỳ nước ao: 1lít dùng cho 2.000- 4.000m3 nước, 2 tuần xử lý 1 lần.
- Diệt khuẩn trong nước ao nuôi đang có tôm bệnh, nước trong ao bị phát sáng: 1 lít dùng cho 1.200-1.500m3 nước, 3 ngày xử lý một lần.
- Khử trùng bể ương, dụng cụ: pha vào nước theo nồng độ 200ppm (200ml/m3) phun xịt hoặc ngâm dụng cụ, bể ương 6-8 giờ, sau đó rửa lại bằng nước sạch, phơi khô.
3. Tăng cường sức đề kháng cho tôm:
- Kích hoạt và tăng cường đề kháng tôm bằng Vime Beta Zyme. Từ đó tạo nên hệ miễn dịch tự nhiên giúp tôm khỏe mạnh.
- Sử dụng kết hợp Vime Liverol + Bacillus Complex để hỗ trợ chức năng gan, tăng khả năng tiêu hóa.
- Dùng Vitamin C Antistress giúp tôm không bị sốc, giảm stress.
Trên đây là những thông tin về tôm bị bệnh gan. Hy vọng sẽ giúp ích cho người nông dân biết cách phòng và chữa bệnh.
Tài liệu nội bộ thuộc sở hữu của Vemedim Corporation