Nguyên nhân và cách điều trị bò bị ho, chảy nước mũi
Bọ bị ho và chảy nước mũi có thể do nhiều nguyên nhân và gặp những chứng bệnh khác nhau.Tuy nhiên, đây là biểu hiện rõ nhất của bệnh viên phổi. Vậy chi tiết về loại bệnh cũng như cách điều trị ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân của bệnh viêm phổi ở bò
Bệnh viêm phổi ở bò được biết đến là một loại bệnh gây nên những tổn thương ở tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẽ và tiểu phế quản tận cùng), do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất.
Bệnh viêm phổi là bệnh thường xảy ra trên trên gia súc, đặc biệt là bò sữa và bê non. Bệnh thường xảy ra nặng hơn so với bò trưởng thành nhưng vẫn có thể bắt gặp.
Cụ thể những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở bò đó là:
Do vi khuẩn
Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do các loại vi khuẩn gây nên như: Haemophilus, Mycoplasma, Staphylococcus, Streptococcus và Pasteurella.
Theo các chuyên gia, ở miền Bắc bệnh thường xảy ra trong giai đoạn chuyển từ mùa thu sang đông hoặc đầu xuân. Ở miền Nam bệnh thường xuất hiện lúc chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa và cả trong mùa mưa. Đây là giai đoạn thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ phù hợp để vi khuẩn phát triển.
Do ký sinh trùng
Giun phổi Dictyocaulus viviparus là một trong những ký sinh trùng có thể là tác nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng bò bị ho, chảy nước mũi.
Cụ thể, ấu trùng giun phổi, giun đũa thường sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá, xâm nhập vào máu rồi lên phổi bò sữa.
Triệu chứng và bệnh tính
Ngoài triệu chứng bò bị ho, chảy nước mũi, bệnh viêm phổi còn có những triệu chứng nhận biết khác mà người nuôi cần nắm vững đó là:
Triệu chứng bệnh
- Bò bị viêm phổi thường có thời kỳ ủ bệnh từ 3 – 7 ngày.
- Sốt giai đoạn đầu từ 40 – 410C; sau đó tình trạng sốt có thể giảm dần.
- Bò sẽ bị ho nặng dần, ho nhiều vào buổi sáng, đêm khuya hoặc sau khi vận động, ho có kèm theo chảy nước mũi và miệng.
- Thở nhanh và khó, để có thể thở được phải vươn cổ và há mồm.
- Ăn kém, nhu động dạ cỏ được xác định giảm.
- Bò sụt cân dần, xơ xác và chết sau từ 3 – 6 tháng do suy hô hấp.
- Đối với bò sữa, hoặc đang nuôi bê, sản lượng sữa sẽ giảm. Bê con nếu mắc bệnh thường nằm một chỗ, ngóc cổ thở mạnh, nhanh và khó khăn.
- Nếu bệnh nặng khi có nhiễm tụ cầu sẽ có hiện tượng mủ chảy ra từ mũi, miệng .
- Bò còn có thể gặp tình trạng ỉa chảy kế phát, do vi khuẩn gây bệnh cùng với dớt dãi và mủ được nuốt xuống bộ máy tiêu hoá, dẫn đến bị viêm ruột cấp. Bê ỉa chảy nặng và sau đó chết nhanh trong khoảng 5 – 7 ngày.
Bệnh lý liên quan
- Niêm mạc mũi và khí quản của bò bị viêm xung huyết, có dịch nhầy.
- Phổi bị tăng sinh, nhục hoá và bị tụ huyết.
- Màng phổi dính vào xoang ngực khiến khó thở.
- Hạch lâm ba, hầu và phổi bị tụ huyết, gây sưng phù thũng.
- Trường hợp viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus somnus khi mổ khám não của bò sẽ thấy tình trạng màng não mờ đục xuất huyết lấm tấm, tiểu não xuất huyết và gây tổn thương não.
Phòng và điều trị bệnh bò bị ho chảy nước mũi
Cách điều trị
Khi phát hiện có bò có dấu hiệu bị ho, chảy nước mũi cần tiến hành thăm khám xem có phải bò mắc bệnh viêm phổi và có biện pháp cách ly ngay với nguồn lây truyền bệnh, tránh khách tham quan, không mượn dụng cụ, xe cộ ở các trại chăn nuôi khác. Sau đó cần điều trị theo phương pháp sau:
- Để bò nghỉ ngơi và được giữ ấm
- Cho bò ăn nhiều thức ăn giàu vitamin, dễ tiêu, nhiều dinh dưỡng
- Thường xuyên dùng dầu nóng xoa bóp vùng ngực
- Sử dụng PARA C để có thể hạ sốt, thuốc trợ sức
Cách phòng bệnh
Trong quá trình nuôi cần tránh các yếu tố gây bệnh cho bò như:
- Quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng tốt về nơi ở, đồ ăn. Tránh để bò sống ở nơi quá nóng, quá lạnh, thức ăn ôi thiu, lâu ngay
- Thường xuyên bổ sung AD3E, ADE B. Complex, B Complex C Premix để tăng cường sức khỏe cho bò, tránh thiếu chất.
- Thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại triệt để định kỳ. Sử dụng ALTAcid hoặc Vimekon ở hố tiêu độc ở mỗi cửa chuồng trại.
- Có lịch tiêu độc mỗi tuần hoặc 2 - 4 tuần /lần, khi có nguy cơ dịch thực hiện mỗi ngày 1 lần (liên tục 3 - 7 ngày).
- Thực hiện ngay các biện pháp tiêm phòng vacxin các loại bệnh đã có vacxin: Đối với bệnh tụ huyết trùng trâu bò: Tiêm lần đầu cho bò trên 4 tháng tuổi, nên lập lại liều thứ 2 sau đó 4 tuần để tăng cường miễn dịch, tái chủng mỗi 6 tháng/lần.
- Thường xuyên kiểm tra ký sinh trùng (nội, ngoại ký sinh) trong bò bằng cách bố trí tẩy giun sán định kỳ chặt chẽ.
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp nguyên nhân, tình trạng bệnh lý, cách chữa trị triệu chứng bò bị ho chảy nước mũ. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức để giúp ích cho quá trình chăn nuôi của bản thân.
