Bò bị đau chân sau là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Nuôi bò mang đến hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, người nuôi cũng có thể phải đối mặt với nhiều bệnh của bò. Trong đó, phải kể đến tình trạng bò bị đau chân sau. Vậy, cụ thể đây là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh bò bị đau chân sau
Bệnh đau chân sau của bò được các chuyên gia xác định do một trong 2 nguồn bệnh đó là: Viêm khớp và cước chân. Theo đó, nguyên nhân của từng bệnh là khác nhau. Cụ thể như sau:
Bệnh viêm khớp
- Bò bị nuôi nhốt trong chuồng trại ít vận động dẫn đến máu huyết lưu thông kém nên dễ mắc bệnh viêm xương khớp.
- Bò bị ngã khiến tổn thương các khớp, nếu người nuôi không để ý lâu dần sẽ tạo thành viêm khớp
- Chế độ dinh dưỡng kém, thiếu các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của xương, đặc biệt là vitamin D làm cho xương của bò giảm độ cứng.
Bệnh cước chân
Bệnh cước chân của bò chủ yếu do thời tiết. Khi thời tiết lạnh dưới 10 độ C, kèm theo mưa phùn, sương muối, cộng với nền chuồng ẩm, ướt, lầy thụt mất vệ sinh.
Hoặc bò đứng và nằm trong môi trường có chuồng nuôi không đảm bảo vệ sinh trong thời gian dài sẽ làm cho chân bò bị tê cóng, hệ thống mao mạch bị co lại gây trở ngại cho việc lưu thông máu.
Nếu thời tiết lạnh kéo dài từ 3-5 ngày thì hệ thống mao mạch ở chân trâu, bò bị tắc nghẽn dẫn đến phù nề xung quanh móng chân, bàn chân, cổ chân làm cho trâu, bò bị đau đớn không đi lại được.
Những triệu chứng bệnh thường thấy
Bệnh viêm khớp
- Bệnh viêm xương khớp thường xảy ra đối với cả bò thịt và bò sữa, tuy nhiên không có tính chất lây lan truyền nhiễm như những bệnh do vi khuẩn, virus gây nên.
- Bị vi khuẩn Mycoplasma mycodes xâm nhập và là tác nhân gây lên beenhk viêm khớp
Bệnh cước chân
Bệnh cước chân ở bò thường có những triệu chứng sau:
- Đầu tiên bò bị rét run, chân bị lạnh cứng, đi lại chậm chạp, khập khiễng.
- Sau đó, không chỉ bò bị đau chân sau mà bốn chân sưng thũng, căng lên do huyết tương tích tụ, ấn ngón tay vào khi bỏ ra có vết lõng.
- Bò bị đau đớn, đứng dậy khó khăn, dần dần không đi lại được nhưng vẫn ăn uống bình thường
- Nếu không được điều trị kịp thời, sau 4 ngày chẵn của bò sẽ bị hoại tử, nhiễm trùng, da bị đỏ rồi thâm tím, sờ vào chỗ chân sưng thũng thấy móng. Khi bệnh tiến triển nặng, chỗ chân cước và hoại tử sẽ bị nứt ra, chảy nước vàng khiến bò nằm bất động không đứng dậy và phải bỏ sau 5 -6 ngày.
Biện pháp điều trị bò bị đau chân sau
Bệnh viêm khớp
- Đối với khớp sưng có mủ
- Đầu tiên, bà con cần bóp nhẹ phần khớp xương bị sưng. Nếu thấy mềm nhũn thì dùng kim 14 chọc nhẹ xem có mủ không.
- Nếu có thì cần phải tiểu phẫu gấp lấy mủ ra sau đó rửa bằng nước muối sinh lý. Sử dụng thuốc sát trùng hoặc băng gạc nếu miệng vết thương hở rộng
- Đối với khớp mới sưng chưa có mủ
- Bà con tăng cường hàm lượng khoáng chất trong khẩu phần ăn của bò
- Massage vùng khớp bị đau bằng dầu nóng 2 lần/ ngày
- Tiêm các loại thuốc chữa bệnh viêm xương khớp ở bò và bổ sung chất khóa, vitamin D giúp xương bò cứng hơn.
Bệnh cước chân
- Khi bệnh ở giai đoạn thũng chân, người nuôi cần tiến hành theo cách sau:
- Tiêm Vime cafein phối hợp với Vitamin B1 để có thể tăng cường tuần hoàn mao mạch ngoại vi
- Sau đó, lau khô chân bò, dùng chai đổ nước nóng khoảng 60 độ bọc lại rồi chườm vào những chỗ cước cho bò.
- Che ấm kín chuồng trại và kéo bò đứng dậy 2 lần/ ngày
- Đối với trường hợp bò bị cước chân giai đoạn viêm hoại tử, phác đồ điều trị có thể áp dụng như sau:
- Sử dụng Ampicillin Liều dùng: Dùng tiêm bắp, tiêm dưới da, liên tục 3-5 ngày. Trâu bò: 1 lọ/150kg thể trọng. Tiêm bắp 1 lần/ ngày phối hợp với Vemedim KANAMYCIN 20% liều trâu bò, ngựa: 1 ml/20 kg thể trọng (liên tục 3-5 ngày)
- Kèm theo thuốc trợ sức, chữa triệu chứng. Cùng với đó là rửa sạch chỗ chân bị viêm bằng thuốc tím, lau khô chân rồi phun xịt Terra Blue vào những vết viêm loét rồi dùng băng gạc sạch băng lại.
Cách phòng bệnh bò bị đau chân sau
Để đảm bảo tránh những tác nhân khiến bò bị đau chân sau, người nuôi cần lưu ý cách phòng bệnh như sau:
- Chuồng trại luôn đảm bảo đủ ấm, cao ráo, sạch sẽ, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm ướt nền chuồng.
- Cần thường xuyên dự trữ chất đốt: Củi, trấu, mùn cưa,…để sưởi ấm cho trâu, bò (lưu ý: cần phải có lối thoát khói ra ngoài để tránh ngạt).
- Vệ sinh sạch sẽ nơi bò ở, thu gom phân, rác đúng nơi quy định
- Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng bằng cách:
- Trồng cỏ, ngô dày, dây khoai lang ở những diện tích đất không sử dụng trồng cây vụ đông, đất hoang để tận dụng.
- Bổ sung thêm các loại tinh bột như: cám gạo, ngô, khoai, sắn và cho uống đủ nước ấm pha muối
- Cần có kế hoạch chế biến, tích trữ thức ăn cho bò khi thức ăn thô xanh khan hiếm.
- Đảm bảo chế độ chăn thả hợp lý tránh để bò ít hoạt động
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho bò.
Như vậy, bài viết đã gửi đến bạn những thông tin hữu ích về tình trạng bò đau chân sau. Hy vọng, bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức cho quá trình chăn nuôi của bà con.